- Trang chủ
- Giới thiệu
- Dịch vụ
- Sản phẩm
DANH MỤC SẢN PHẨM
- Bảng giá
- Tuyển dụng
- Blog
- Liên hệ
- Đặt dịch vụ
Điều hòa chạy yếu nguyên nhân là do đâu? Có thể tự khắc phục tình trạng này tại nhà hay không? Nếu máy lạnh của gia đình bạn cũng đang gặp tình trạng tương tự thì đừng vội bỏ qua bài viết này nhé.
Tình trạng điều hòa chạy yếu không chỉ khiến không gian không được làm mát như mong muốn, mà còn khiến máy phải hoạt động lâu hơn, tốn điện hơn. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không xử lý sớm, sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và còn làm giảm tuổi thọ của thiết bị, dễ phát sinh hư hỏng về sau.
Để khắc phục triệt để lỗi điều hòa chạy yếu, trước tiên bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra lỗi. Dựa trên kinh nghiệm thực tế, Điện Lạnh Thiên Phong xin tổng hợp một số nguyên nhân thường và cách khắc phục tình huống không mong muốn này nhé!
Mùa hè nóng bức luôn đi kèm với sự tăng cao về nhu cầu sử dụng điện cho các thiết bị làm mát (điều hòa, quạt điện, quạt điều hòa,..). Do đó, tình trạng quá tải điện vào các khung giờ cao điểm là khó tránh khỏi. Trong những thời điểm này, nguồn điện cung cấp thường không ổn định và yếu, dẫn tới điều hòa không được cung cấp đủ điện năng, ảnh hưởng tới khả năng làm mát hoặc thậm chí ngừng hoạt động.
>> Cách khắc phục:
- Lắp ổn áp (bộ ổn định điện áp):
Giúp ổn định dòng điện đầu vào cho điều hòa, đặc biệt cần thiết ở khu vực thường xuyên chập chờn điện.
➤ Lưu ý chọn ổn áp đúng công suất (thường từ 1.5kVA–2kVA cho máy lạnh gia đình)
- Bảo trì kiểm tra nguồn điện định kỳ
Gọi thợ kiểm tra hệ thống điện trong nhà để đảm bảo dây dẫn không bị xuống cấp, rò điện, hoặc bị quá tải do dùng chung nhiều thiết bị.
- Hạn chế bật quá nhiều thiết bị cùng lúc
Đặc biệt trong giờ cao điểm, nên tránh bật đồng thời máy giặt, bàn ủi, bình nóng lạnh, điều hòa... để giảm áp lực lên nguồn điện.
- Bật máy sớm – tăng hiệu quả làm mát
Bật điều hòa sớm vào lúc chưa quá nóng sẽ giúp máy làm lạnh nhẹ nhàng hơn, không bị quá tải đột ngột khi nhiệt độ tăng cao.
2. Do board mạch/tụ điện bị hỏng
Tụ điện, bảng mạch là một trong những linh kiện quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động làm mát của điều hòa khiến điều hòa chạy yếu. Nguyên nhân dẫn tới hư hại trên tụ điện/bảng mạch có thể do:
- Máy điều hòa đã sử dụng trong thời gian dài, các linh kiện xuống cấp
- Điều hòa hoạt động quá công suất (bật 24/24, bật nhiệt độ quá thấp trong thời gian dài, do chọn công suất điều hòa nhỏ hơn so với diện tích phòng, v..v..)
- Do côn trùng, chuột,... làm tổ hoặc cắn phá gây chập cháy bảng mạch
>> Cách khắc phục:
- Thường xuyên bảo trì/bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo máy luôn hoạt động ổn định.
- Cài đặt nhiệt độ thích hợp để giảm thiểu hư hỏng tụ điều hòa (mức nhiệt thích hợp giao động từ 25 ~ 28 độ C, tùy điều kiện môi trường) tránh tình trạng điều hòa chạy yếu.
- Vệ sinh bảng mạch của điều hòa thường xuyên, giảm bụi bẩn tích tụ cũng như ngăn chặn kịp thời khả năng côn trùng làm hại.
Gas lạnh điều hòa là một loại hóa chất không bị phân hủy, do đó tình trạng điều hòa hết gas, thiếu gas có thể do:
- Đường ống dẫn gas bị rò rỉ (do ống dẫn đã cũ, hoặc do lắp đặt khiến các đầu nối giữa dàn lạnh và đuôi nóng không được siết kỹ,..)
- Thời gian sử dụng điều hòa quá lâu mà không nạp gas, lượng gas còn lại không đủ để làm lạnh không khí.
Dấu hiệu để nhận biết tình trạng điều hòa chạy yếu do hết gas/thiếu gas:
- Van ống nhỏ của dàn lạnh có tình trạng bám tuyết
- Dòng điện hoạt động thấp hơn so với định mức ghi trên máy
- Ở những dòng điều hòa thế hệ mới: tình trạng máy tự tắt sau 10 ~ 15 phút hoạt động và báo lỗi.
>> Cách khắc phục:
- Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ tới các cơ sở sửa chữa uy tín để được khắc phục lỗi triệt để nhất.
- Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn nên kiểm tra và vệ sinh máy tổng thể 3 ~ 6 tháng 1 lần để đảm bảo điều hòa luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất.
Thay vì tỏa ra hơi lạnh thì điều hòa lại phả ra hơi nóng? Hãy lập tức kiểm tra dàn nóng điều hòa của bạn có chạy không nếu gặp phải tình trạng này. Nếu phát hiện dàn nóng không hoạt động, tức quạt đã bị hỏng và bạn cần thay mới phụ kiện này.
Một trường hợp khác có thể xảy ra là tình trạng cánh quạt dàn nóng bị kẹt. Bạn có thể phát hiện dễ dàng bằng cách kiểm tra xem điều hòa có phát ra tiếng ồn lớn hơn bình thường không.
Máy nén là bộ phận quan trọng của điều hòa. Nếu máy nén gặp vấn đề, mặc dù điều hòa vẫn chạy nhưng không khí thổi ra sẽ không được làm mát. Lúc này, điều hòa cũng không khác gì một chiếc quạt gió thông thường.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng block máy không hoạt động dẫn đến điều hòa chạy yếu có thể do mất nguồn cấp, lỗi board mạch điều khiển,...
>>> Cách khắc phục: Lỗi block là một lỗi khá nghiêm trọng và yêu cầu người sửa chữa cần có chuyên môn và tay nghề. Khi gặp phải tình trạng này, tốt hơn hết là bạn hãy liên hệ tới trung tâm bảo hành hoặc các cơ sở sửa chữa uy tín để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Lắp đặt điều hòa tại những vị trí "không chuẩn" cũng là một trong những nguyên nhân khiến điều hòa bị chạy yếu.
- Lắp đặt dàn lạnh đối diện hướng gió
Tại những nơi có nhiều gió (ven biển, nơi trống trải,..) việc lắp đặt dàn lạnh đối diện thẳng với hướng gió sẽ dẫn tới tình trạng tản hơi máy lạnh, khiến máy phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ độ mát.
>> Cách khắc phục: Điều hòa chạy yếu do không lắp đúng vị trí bạn nên lắp máy lạnh vuông góc với hướng gió để giảm bớt tình trạng này.
- Lắp dàn lạnh ở góc tường nóng
Diện tích hạn chế hoặc không có góc lắp đặt phù hợp thường xảy ra khá phổ biến, do đó nhiều gia đình phải lắp dàn lạnh tại vị trí không thích hợp.
Máy lạnh lắp ở vị trí bức tường nóng khiến chúng phải làm mát bức tường trước khi làm mát cho không khí trong phòng. Do đó, dù điều hòa hoạt động bình thường nhưng bạn vẫn sẽ cảm thấy thời gian làm mát quá lâu.
>> Cách khắc phục:
- Để khắc phục điều hòa chạy yếu do tình huống này, bạn nên lắp đặt điều hòa ở những vị trí mát mẻ, cho phép điều hòa làm mát không khí trong phòng trước khi làm mát các bức tường xung quanh
- Khi lắp đặt, không nên kéo hệ thống dẫn giữa dàn nóng và dàn lạnh quá dài, vì có thể khiến hệ thống hoạt động không tối ưu.
Điều hòa hoạt động bình thường nhưng lại không cảm thấy mát? Đó có thể là do công suất hoạt động của thiết bị nhỏ hơn so với diện tích phòng.
Lựa chọn điều hòa có công suất quá nhỏ so với phòng không những tiêu tốn nhiều điện năng, tránh tình trạng điều hòa chạy yếu mà còn làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.
Một số gợi ý lựa chọn điều hòa phù hợp:
- Điều hòa 9000BTU: thích hợp cho phòng dưới 15m2
- Điều hòa 12000BTU: thích hợp phòng từ 15 ~ 20m2
- Điều hòa 18000BTU: thích hợp cho phòng từ 20 ~ 30m2
- Điều hòa 24000BTU: thích hợp cho phòng từ 30 ~ 40m2
Đa số người dùng thường lầm tưởng rằng bật điều hòa ở nhiệt độ thấp sẽ giúp làm mát nhanh hơn và không ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy. Thực tế cho thấy, nếu sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá thấp trong thời gian dài, sẽ khiến điều hòa ngày càng hoạt động kém đi, thậm chí hư hỏng.
>> Cách khắc phục: Nhiệt độ tối ưu khi sử dụng điều hòa là khoảng 25 ~ 27 độ C, hoặc chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời khoảng 5 ~ 7 độ. Đây là mức nhiệt "an toàn", vừa đảm bảo được khả năng làm mát, vừa đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị.
Không vệ sinh lưới lọc trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng bụi bẩn tích tụ dày khiến điều hòa chạy yếu hoặc có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như:
- Làm giảm khả năng hút/đẩy gió của điều hòa, ảnh hưởng tới khả năng làm lạnh
- Không khí thổi ra ngoài không trong lành, có thể có mùi bụi hoặc mùi hôi khó chịu
- Gây ra tiếng ồn lớn hơn
- Tiêu thụ nhiều điện năng hơn
>> Cách khắc phục: Vệ sinh lưới lọc thường xuyên, với tần suất khoảng 1 tháng/lần. Bạn cũng nên vệ sinh toàn bộ máy trước khi bước vào mùa nắng nóng, để điều hòa hoạt động ở hiệu suất cao nhất.
Kết luận:
Đừng để điều hòa làm mát không hiệu quả làm ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình và tiêu tốn điện năng không cần thiết.
Theo dõi các bài viết tiếp theo của Điện Lạnh Thiên Phong để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích – mẹo sử dụng – cảnh báo lỗi thường gặp, giúp anh/chị sử dụng thiết bị điện lạnh hiệu quả hơn mỗi ngày nhé!