Đặt dịch vụ
Thông tin đã gửi thành công!
Lỗi! Không gửi được thông tin!

ĐẶT HÀNG

Cách bày lễ cúng ông Công, ông Táo 2023 chuẩn và đầy đủ nhất

Liên quan

Điều nên làm để đón năm mới may mắn và bình an

Những ngày cuối năm không chỉ là thời gian để tổng kết, nhìn lại những gì đã qua, mà còn là dịp chuẩn bị tinh thần, làm mới bản thân và gia đình để chào đón một năm mới đầy hy vọng. Vậy cuối năm nên làm gì để may mắn trong năm mới?  Hãy cùng Thiên Phong tìm hiểu thông tin ở bài viết bên dưới bạn nhé!

NHỮNG VIỆC BẠN NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM VÀO NGÀY MƯA BÃO

Mưa bão thường kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm như gió mạnh, sét đánh, ngập lụt và thậm chí là lốc xoáy. Để bảo vệ chính mình và những người xung quanh, việc tuân thủ một số nguyên tắc an toàn trong những ngày mưa bão là vô cùng cần thiết. Dưới đây là những việc bạn nên tránh làm để đảm bảo an toàn trong những ngày thời tiết xấu.

Ngày vía Thần tài là ngày nào? Mua gì để mang lại tài lộc may mắn cả năm?

Theo quan niệm của người Việt Nam, Thần Tài  là vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền tài cho gia chủ, vào ngày vía Thần Tài, mọi người thường đi mua vàng và làm lễ cúng nhằm cầu cho một năm phát đạt, nhiều tài lộc, may mắn. Vậy ngày vía thần tài là ngày nào? Mua gì cúng gì để có một năm thật nhiều tài lộc và may mắn?

Cách bày lễ cúng ông Công, ông Táo 2023 chuẩn và đầy đủ nhất

Lễ cúng ông Công, ông Táo là một nét đẹp văn hóa trong Tết Nguyên Đán của người dân Việt Nam. Tuy nhiên không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó đã tồn tại từ rất lâu ở trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Ngày ông Công ông Táo 23 Tháng Chạp năm nay nhằm ngày thứ Bảy 14/1/2023 (dương lịch). Vào ngày này, mỗi nhà thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Vậy cần chuẩn bị những gì và thời gian cúng như thế nào để một năm mới gặp nhiều may mắn, gặp dữ hóa lành?

BÍ KÍP BẢO QUẢN THỨC ĂN, THỰC PHẨM TƯƠI NGON LÂU HƠN TRONG NGÀY TẾT

Năm hết Tết đến, nhà nào cũng trữ rất nhiều thực phẩm tươi sống và thức ăn phục vụ cho gia đình vào ngày lễ Tết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bảo quản thức ăn, thực phẩm tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn cho ngày Tết. Theo cục An toàn thực phẩm, cần có sự sắp xếp khoa học trong khi bảo quản thực phẩm ngày Tết. Bài viết dưới đây Thiên Phong sẽ bật mí cho các bạn bí quyết bảo quản thực phẩm ngày Tết siêu tươi ngon nhé!

Lễ cúng ông Công, ông Táo là một nét đẹp văn hóa trong Tết Nguyên Đán của người dân Việt Nam. Tuy nhiên không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó đã tồn tại từ rất lâu ở trong tiềm thức của người dân Việt Nam.

Ngày ông Công ông Táo 23 Tháng Chạp năm nay nhằm ngày thứ Bảy 14/1/2023 (dương lịch). Vào ngày này, mỗi nhà thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Vậy cần chuẩn bị những gì và thời gian cúng như thế nào để một năm mới gặp nhiều may mắn, gặp dữ hóa lành?

1. Ngày giờ đẹp nhất để cúng ông công ông táo đẹp nhất năm 2023

Theo truyền thuyết kể lại, Thần Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng sau đó được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của gia chủ trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.

Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tất nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ đưa ông Công ông Táo về trời luôn được tiến hành trọng thể. Ngày Tết ông Công ông táo là ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23/12 âm lịch) hàng năm. Cúng ông Công ông Táo 2023 năm nay rơi vào thứ Bảy, ngày 14/1/2023 dương lịch.

Vậy cúng ông Công ông Táo giờ nào đẹp nhất?

Dưới đây là ngày giờ đẹp để cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời

- Ngày 23 tháng Chạp (14/1/2023 dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.

Các khung giờ tốt gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưa

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

2. Chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và chuẩn nhất

Lễ vật cần có để tiễn ông Táo về trời

  • Mũ ông Công gồm hai mũ Táo ông, một mũ Táo bà và 1 đôi hia. Mũ dành cho Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Màu sắc của mũ, áo ông Công ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những đồ mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
  • Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được.
  • Tiền vàng​​​​​​

Năm nay là năm hành kim nên chọn đồ cúng có màu vàng sẽ mang lại nhiều may mắn hơn cho gia chủ

Chuẩn bị và bày biện mâm cúng

Ngoài các lễ vật phía trên, để mâm cúng ông Táo đầy đủ hơn cần chuẩn bị:

  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • gà luộc hoặc thịt luộc
  • 1 bát canh
  • 1 đĩa xào
  • 1 đĩa sôi
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà
  • 3 chén rượu
  • quả cau
  • lá trầu 
  • 1 lọ hoa

Với các gia đình cúng chay thuần khiết, mâm cỗ cúng có thể gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc canh măng chay, nem rau củ, đậu phụ sốt nấm, giò chay, chả chay, chạo nấm, xôi, chè, nộm, xào thập cẩm rau củ.

Ngoài việc chuẩn bị lễ vật và mâm cúng thì vị trí đặt mâm cúng cũng cực kì quan trọng, mâm cúng ông Tao cần được đặt ở một nơi trang trọng, sạch sẽ như bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo để bày tỏ lòng thành.

Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,… để chở ông Táo lên chầu Trời.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về ngày cúng tiễn ông Công ông Táo và có thể tự chuẩn bị cho mình một mâm cúng chuẩn đem lại nhiều may mắn hơn cho năm mới.