- Trang chủ
- Giới thiệu
- Dịch vụ
- Sản phẩm
DANH MỤC SẢN PHẨM
- Bảng giá
- Tuyển dụng
- Blog
- Liên hệ
- Đặt dịch vụ
Điều hòa, máy lạnh hoạt động lâu ngày dễ bị bám bụi bẩn ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, về lâu dài còn dễ gây hỏng hóc bên trong máy. Ngoài thời điểm vệ sinh máy lạnh được khuyến nghị thì bạn còn có thể xem xét dựa vào tình trạng thực tế của thiết bị để quyết định có cần vệ sinh hay không. Thiên Phong xin chia sẻ đến bạn những dấu hiệu cần vệ sinh điều hòa máy lạnh ngay và luôn để giúp thiết bị bền đẹp hơn.
Khi bạn sử dụng máy lạnh, điều hòa trong thời gian dài, việc bám bụi bẩn là không thể tránh khỏi. Nhưng máy lạnh quá dơ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến khả năng làm mát cũng như gây hại cho tuổi thọ máy. Điều hòa nên được vệ sinh thường xuyên để tránh trường hợp bị hỏng. Bạn có thể vệ sinh điều hòa, máy lạnh 3 – 4 tháng/lần. Nếu điều hòa sử dụng liên tục, nên vệ sinh 2 – 3 tháng/lần.
Ngoài ra, bạn có thể để xác định được thời điểm máy lạnh quá bẩn cần phải làm vệ sinh thông qua tình trạng thực tế của máy bằng những dấu hiệu cần vệ sinh điều hòa, máy lạnh sau đây:
Điều hòa có mùi khó chịu
Nhiều người sử dụng máy lạnh một thời gian, đặc biệt làm máy một chiều sẽ thấy có mùi hôi. Nguyên nhân là do máy lạnh quá dơ và bị nấm mốc bám vào phía trong máy và lưới lọc. Hơi mát từ trong máy thổi ra sẽ mang theo một mùi hôi cực kì khó chịu. Không khí mang nhiều hơi ẩm và vi khuẩn do nấm mốc sẽ gây hại đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
Vệ sinh máy lạnh đều đặn: Hãy thực hiện việc vệ sinh định kỳ cho máy lạnh bằng cách sử dụng chất tẩy rửa hoặc dung dịch vệ sinh đặc biệt. Làm sạch bề mặt dàn lạnh, quạt và các bộ phận khác để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc.
Thay đổi và vệ sinh bộ lọc không khí: Kiểm tra và thay đổi bộ lọc không khí định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, hãy vệ sinh bộ lọc không khí bằng cách rửa sạch chúng bằng nước hoặc hút bụi để loại bỏ cặn bã nhờn tích tụ.
Kiểm tra và xử lý rò rỉ nước: Kiểm tra và sửa chữa hoặc thay thế các đường ống thoát nước để đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động đúng cách.
Những biện pháp này sẽ giúp bạn loại bỏ mùi hôi từ máy lạnh và duy trì không gian mát mẻ và sạch sẽ.
Khi sử dụng máy lạnh, điều hòa phát hiện máy chạy yếu đi, không đủ mát hoặc phát hiện ra những tiếng kêu lạ, chắc chắn lưới lọc bụi của điều hòa đang bám một lớp bụi bẩn rất dày. Lớp bụi bẩn này sẽ ngăn không cho không khí lưu thông qua lưới, khiến máy lạnh chạy mà không có hơi mát. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
Vệ sinh máy lạnh: Thực hiện việc vệ sinh định kỳ cho máy lạnh bằng cách lau chùi bề mặt dàn lạnh, quạt và các bộ phận khác. Loại bỏ bụi, cặn bẩn và các chất dơ để khôi phục lưu lượng không khí và truyền nhiệt hiệu quả.
Kiểm tra và nạp thêm gas: Hãy liên hệ với một kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra mức gas hiện tại và nạp thêm gas nếu cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo rằng hệ thống có đủ chất làm lạnh để tạo ra hơi lạnh.
Kiểm tra đường ống dẫn gas: Kiểm tra kỹ đường ống dẫn gas để xem có bất kỳ vết móp hoặc hỏng nào. Nếu phát hiện vấn đề nào, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hoặc kỹ thuật viên để thực hiện sửa chữa cần thiết.
Khi bật nắp mặt nạ của dàn lạnh, rút lưới lọc bụi ra ngoài ta thấy dàn lạnh của máy lạnh bị bám tuyết. Nguyên nhân là do dàn lạnh của máy bị bám bụi lâu ngày không được vệ sinh, gây hại đến công suất làm lạnh của máy.
Hiện tượng máy lạnh chảy nước thường là do khi lắp ống thoát nước không có độ dốc. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng máy một thời gian dài mới gặp phải hiện tượng này thì chắc chắn do máy lạnh và đường ống thoát nước quá bẩn, làm tắc nghẹt đường ống.
Khi máy lạnh chạy bình thường nhưng không thấy khí mát và cục nóng không hoạt động, khả năng cao là mạch điều khiển bị lỗi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do xì gas hoặc lưới lọc đã quá bẩn.
Khi màng lọc máy lạnh bị bụi bẩn che kín cũng khiến cho lượng gió lưu thông qua bị hạn chế, từ đó khả năng làm lạnh bị giảm đi. Lượng bụi bám càng nhiều thì khả năng làm lạnh càng giảm.
Nếu không làm sạch tấm màng lọc không khí này thì dù điều hòa có hoạt động hết công suất, cũng chỉ tiêu thụ thêm nhiều điện năng chứ không giúp bạn đạt được nhiệt độ mát phù hợp. Nếu thấy máy lạnh làm lạnh yếu và hóa đơn tiền điện tăng cao hơn bạn nên nghĩ đến việc vệ sinh cho máy lạnh ngay và luôn đi nhé.
Nếu máy lạnh của bạn không hoạt động do vấn đề về nguồn điện, bạn có thể thử các bước sau để khắc phục:
● Đảm bảo CB trên dàn lạnh không bị chập hoặc hư hỏng. Nếu CB bị hỏng, bạn cần thay thế nó với một CB mới.
● Kiểm tra xem dây cấp nguồn từ đầu lạnh đến đuôi nóng có bị đứt hoặc hỏng không. Nếu có, bạn cần sửa chữa hoặc thay thế nó.
● Liên hệ với trung tâm dịch vụ sửa chữa nếu bảng điều khiển đầu lạnh bị hỏng. Bạn không nên tự sửa chữa bảng điều khiển.
● Kiểm tra các kết nối điện có chắc chắn và không bị lỏng, đảm bảo nguồn điện từ ổ cắm hoạt động bình thường.
Tiếng ồn lớn từ máy lạnh là một dấu hiệu của sự cố và cần được xử lý sớm. Các nguyên nhân có thể gây ra tiếng ồn lớn bao gồm:
Gas quá nhiều trong hệ thống
Các bộ phận bị hỏng hoặc mòn
Các đinh vít hoặc bulong bị lỏng
Các ống không khớp với vỏ máy
Bạn nên gọi thợ sửa chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa máy lạnh của bạn.
Nếu không may điều hòa của bạn gặp bất kỳ vấn đề gì trong quá trình sử dụng, đừng ngần ngại nghĩ đến việc liên với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ giải quyết nhanh chóng:
Hotline CN Huế: 0855.833.234
Hotline CN Đà Nẵng: 082.7868.234
CSKH: 0963.582.076