- Trang chủ
- Giới thiệu
- Dịch vụ
- Sản phẩm
DANH MỤC SẢN PHẨM
- Bảng giá
- Tuyển dụng
- Blog
- Liên hệ
- Đặt dịch vụ
Khi mùa hè đến, điều hòa trở thành “người bạn đồng hành” không thể thiếu trong mọi gia đình. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng việc không vệ sinh điều hòa định kỳ có thể khiến bạn tốn gấp 3 lần chi phí để sửa chữa, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng nghiêm trọng.
Hãy cùng tìm hiểu tác hại của việc không bảo dưỡng điều hòa hòa định kỳ để có cái nhìn rõ ràng hơn!!
1. Hao phí điện năng, giảm độ bền
Không ít người cho rằng chỉ cần bảo dưỡng điều hòa khi máy khởi động chậm, làm lạnh kém, kêu to. Một số người dùng lại có tâm lý chờ đến vụ hè, khi máy hoạt động nhiều mới bảo dưỡng thiết bị. Thực tế, khi xuất hiện các dấu hiệu trên tức là máy điều hòa đã bị trục trặc ở bên trong. Điều này khiến việc sửa chữa mất nhiều thời gian hoặc mất thêm chi phí cho việc thay thế linh kiện.
Trong thời gian dài không được vệ sinh, bảo dưỡng, bụi bẩn sẽ bám trên cả dàn lạnh và dàn nóng, làm chậm quá trình tản nhiệt, dẫn đến hao tốn điện năng. Tình trạng này kéo dài thậm chí có thể gây quá tải, hỏng máy.
2. Nuôi dưỡng mầm bệnh
Trong quá trình hoạt động, điều hòa không chỉ làm mát ngôi nhà mà còn thanh lọc bầu không khí, loại bỏ vi khuẩn siêu nhỏ, nấm mốc. Theo thời gian, các hạt bụi bẩn, vi khuẩn này sẽ tích tụ trong một số bộ phận của máy. Với một số dòng máy cũ, lớp kim loại bề mặt có thể bị ăn mòn do hơi ẩm và tác nhân từ bên ngoài.
Nếu không được vệ sinh, kiểm tra thường xuyên, các mảng bám này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt giữa dàn nóng và dàn lạnh, giảm khả năng diệt khuẩn của điều hòa. Thậm chí, ở những dòng máy cũ, không có chức năng thanh lọc không khí và diệt khuẩn riêng biệt còn có nguy cơ xuất hiện nấm mốc. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh đường hô hấp hay dị ứng.
3. Làm lạnh giảm sút
Sau một tuần hoạt động, điều hòa sẽ bị giảm đi khoảng 1% khả năng làm lạnh do bụi bẩn bám vào. Nghĩa là nếu để bụi bẩn bám vào càng nhiều thì khả năng làm lạnh của thiết bị sẽ càng tệ theo thời gian, không đáp ứng được nhu cầu làm lạnh cho căn phòng, từ đó gây tiêu hao điện năng nhiều hơn vì phải vận dụng hết công suất để làm lạnh.
4. Giảm tuổi thọ của máy
Khi bụi bẩn bám nhiều, thiết bị phải hoạt động với công suất lớn để đáp ứng nhu cầu làm lạnh của người dùng. Điều này không chỉ khiến máy lạnh mà bất kỳ thiết bị điện lạnh nào khác cũng phải “chào thua” và nhanh chóng hỏng hóc.
Đặc biệt đối với dàn nóng là bộ phận tản nhiệt cho điều hòa, nếu bị nhiều bụi bám vào, dàn nóng không thể tản nhiệt tốt và bị quá tải, khiến điều hòa tự động bị ngắt điện. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ phải tốn chi phí sửa chữa cao hơn rất nhiều lần so với chi phí về sinh và bảo dưỡng!
Kết luận:
Để tiết kiệm chi phí sửa chữa và đảm bảo không khí trong lành, giữ gìn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Người dùng nên bảo dưỡng điều hòa tổng thể (kiểm tra các bộ phận và lượng gas, vệ sinh máy…) điều hòa theo định kỳ từ 3-6 tháng/lần.